THAY BĂNG, CẮT CHỈ, ĐẶT SONDE

1. Thay băng, rửa vết thương :

Trong cuộc sống, lao động, sinh hoạt thường ngày chúng ta không thể tránh khỏi những tai nạn dẫn đến cơ thể xuất hiện những vết thương không mong muốn. Vết thương hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: phẫu thuật, ngã xe, do máy móc, do bỏng, do dao tôn cắt, do bô xe nóng…..

Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ, vị trí của vết thương “ sạch” – “bẩn” mà thời gian lành thương sẽ nhanh hay lâu. Vết thương sạch như là vết thương trong phẫu thuật…, vết thương bẩn như: hạch khi bị vỡ, các ổ áp xe, các cơ quan bị hoại tử…

Phân loại vết thương 

Với nhiều loại vết thương có đặc điểm- tính chất khác nhau. Dựa vào việc phân biệt vết thương sạch/ vết thương bị nhiễm khuẩn từ đó sẽ có nguyên tắc thay băng vết thương khác nhau.

  • Với vết thương sạch (không nhiễm khuẩn):

– Là vết thương không bị nhiễm khuẩn, không có mủ viêm hay dịch.

– Với những vết thương không phải khâu: Vết thương không có mủ/ không bị sưng tấy, lên da non, tiến triển lành  tốt.

– Vết thương khâu: mép vết khâu phẳng, không thấy bị sưng tấy tại chân khâu, không nóng rát/ dịch/ đỏ/ bứt rứt,

  • Với vết thương bị nhiễm khuẩn:

– Với vết thương không phải khâu: vết thương xung quanh thấy bị tấy đỏ, bên trong vết thương bị chảy dịch/ mủ, kéo theo nhiều tổ chức da khu vực bị hoại tử. Trường hợp với những vết thương bị sâu, tổn thương ở mức độ rộng thì nguy cơ cao rất dễ bị nhiễm khuẩn.

– Vết thương có khâu: Đường chỉ khâu bị viêm/ sưng đỏ, vết thương cảm giác đau- nóng rát xung quanh vết thương. Ngoài vết thương đau nhức, khi bị nhiễm khuẩn còn có thể sẽ khiến bệnh nhân bị sốt cao.

Nguyên tắc thay băng vết thương- Thực hiện

Nguyên tắc thay băng vết thương vệ sinh tay, dụng cụ trước khi thực hiện.

Nguyên tắc thay băng vết thương, rửa vết thương

  • Thông báo tới bệnh nhân trước khi tiến hành thay băng, cũng như rửa vết thương;
  • Quan sát, đánh giá trước tình trạng vết thương;
  • Cần rửa tay sákhuẩn, dụng cụ y tế, găng tay y tế thực hiện rửa vết thương.

Nguyên tắc thay băng vết thương- Thực hành

Rửa vết thương không bị nhiễm khuẩn, là nguyên tắc thay băng vết thương đầu tiên

  • Để bệnh nhân được nằm/ ngồi ở tư thế thuận lợi nhất.
  • Nên đeo găng tay để đảm bảo nguyên tắc thay băng vết thương, đặt gối kê chân/ tay nếu vết thương nằm ở vị trí các chi, trải một tấm lót/ tấm nilon ở phía dưới vết thương;
  • Tháo nhẹ nhàng lớp băng cũ để hạn chế nhất gây đau đớn cho người bệnh hay làm cho vết thương bị chảy máu. Trong lớp băng cũ có chứa dịch / máu khô còn lại dính vào vết thương, hãy dùng bông thấm nước muối sinh lý để tưới cho đến khi ẩm, dễ tháo rồi mới tháo băng từ từ.
  • Để/ vứt gạc cũ vào túi riêng/ vị trí quy định.
  • Sử dụng gạc củ ấu có thấm dung dịch và rửa vết thương, nguyên tắc rửa vết thương là từ trong ra bên ngoài chỗ da lành. Không cọ xát mạnh, chỉ thấm nhẹ nhàng.
  • Sử dụng một miếng bông khô/ gạc nhỏ thấm nhẹ nhàng phía trên mặt vết thương cho tới khi khô;
  • Sử dụng một miếng gạc vô khuẩn mới/ sạch đắp lên chính giữa bề mặt vết thương rồi mới băng lại.
  • Với những vết thương có khâu, thực hiện đúng nguyên tắc thay băng vết thương sau 1 thời gian, vết thương sẽ lên da non, bề mặt khô/ không chảy mủ/ dịch.
  • 5 ngày sau có thể cắt chỉ với vết thương vùng đầu/ mặt. Khoảng 7 ngày sau có thể cắt chỉ vết thương ở những vùng khác trên cơ thể.

Nguyên tắc thay băng vết thương nhiễm khuẩn

Thời gian lành vết thương sẽ được rút ngắn nếu đảm bảo quá trình thay / rửa vết thương.

Vết thương có khâu:

  • Quan sát kĩ vết thương nếu thấy có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: tấy đỏ, sưng nề, chân chỉ bị căng,… cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để tiến hành rửa vết thương phía ngoài vết thương.
  • Dùng kẹp Kocher – kéo cong nhọn chuyên dụng: cắt một nốt nhỏ, để lại nốt nhỏ tại vùng bị viêm nhiễm, lấy mũi kẹp Kocher nhẹ nhàng tách mép vết thương ra.
  • Lấy gạc củ ấu, nhẹ nhàng ấn theo vết thương chiều dọc để cho phần dịch bên trong vết thương chảy ra ngoài.
  • Dùng dung dịch để rửa vết thương cho đến khi sạch hoàn toàn
  • Lấy 1 miếng gạc khác thấm cho khô vết thương.
  • Đắp miếng gạc mới lên trên vết thương. Băng vết thương với băng cuộn / loại băng dính tùy thuộc vào vị trí vết thương.

Nguyên tắc thay băng vết thương- Lưu ý

  • Luôn luôn sát khuẩn tay/ dụng cụ vô trùng trong khi thực hiện thay băng / cắt chỉ;
  • Nên tiến hành thay băng với các vết thương vô khuẩn trước khi tiến hành thay băng những vết thương khác;
  • Luôn chú ý quan sát tình hình vết thương khi thay băng cho bệnh nhân.
  • Nguyên tắc khi thay băng vết thương luôn đảm bảo vết thương sạch, loại bỏ được hết những vi khuẩn/ ổ viêm nhiễm đồng thời cũng hạn chế tối đa cho bệnh nhân cảm giác đau đớn/ xót nơi vết thương.

2. Cắt Chỉ :

Khâu vết thương bao lâu thì được cắt chỉ?

Thời gian có thể cắt chỉ vết thương sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết khâu cũng như vị trí bị thương của bạn. Phần lớn, các vết thương ở khu vực tai, mặt, mí mắt, môi, lông mày, khoang miệng thì sẽ được cắt chỉ trong vòng 1 tuần kể từ lúc khâu, các khu vực khác như da dầu, ngực, lưng, bụng, đầu gối, khủy tay, bàn tay, bàn chân thì thời gian có thể kéo dài từ 10-14 ngày.

Các vết thương chịu lực, khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép để khâu lại với nhau hoặc các vết thương xuất hiện ở người cao tuổi, người suy dinh dưỡng cũng sẽ được cắt chỉ lâu hơn so với các trường hợp bình thường khác.

Nếu vết thương chưa lành hẳn mà đã vội vàng cắt chỉ sớm thì rất dễ gây ra tình trạng vết khâu bị toác rộng, nghiêm trọng thêm, làm thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn thông thường.

Nếu chần chừ không chịu cắt chỉ, sợi chỉ còn trong mô có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng chân chỉ, biểu mô hóa quanh sợi chỉ khâu và hình thành vết sẹo xương cá. Để càng lâu thì khả năng xuất hiện sẹo càng cao. Không những thế, chậm cắt chỉ còn làm chỉ khâu bám các mô chặt hơn, việc rút chỉ sẽ rất khó khăn và gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân.

Trên thực tế, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian cắt chỉ phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ để lại sẹo cho người bệnh.

Để biết chính xác thời gian cắt chỉ ứng với từng vị trí khâu vết thương, mời các bạn xem thêm bài viết: Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được

Khâu vết thương bao lâu thì được cắt chỉ?
Khâu vết thương bao lâu thì được cắt chỉ?

Cắt chỉ vết thương có đau không?

Khi thực hiện cắt chỉ cho vết thương, bác sĩ sẽ cắt từng mối chỉ sau đó mới từ từ kéo ra. Thao tác thường được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài giây nên bệnh nhân thường chỉ cảm nhận được cảm giác tê tê như kiến cắn. Cơn đau do cắt chỉ sẽ không kéo dài sau khi cắt chỉ xong.

Vì cơn đau không nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian ngắn nên bác sĩ thường sẽ không tiêm thuốc tê khi thực hiện cắt chỉ cho người bệnh. Không những vậy, thuốc tê còn có thể khiến vết thương trở nên sưng phù, gây khó khăn cho việc cắt chỉ. Để đảm bảo an toàn cũng như giảm được cơn đau khi cắt chỉ, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín và thực hiện cắt chỉ đúng như lịch hẹn, tránh kéo dài thời gian khiến để lại sẹo.

Thao tác cắt chỉ thường được thực hiện rất nhanh chóng nên không gây đau
Thao tác cắt chỉ thường được thực hiện rất nhanh chóng nên không gây đau

Những dụng cụ cần thiết khi cắt chỉ vết thương

Một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình cắt chỉ chính là dụng cụ cắt chỉ. Các dụng cụ cắt chỉ nên được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ và khử trùng sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong thao tác cắt chỉ. Bộ dụng cụ cắt chỉ gồm có:

– Dụng cụ vô khuẩn: Kềm Kelly, kéo cắt chỉ, pen gắp không mấu, chén đựng dung dịch sát khuẩn, bông gòn, bông gạc y tế.

– Dụng cụ sạch: Găng tay y tế, băng keo, tấm lót không thấm, kéo cắt băng, khay đựng dụng cụ vô khuẩn.

Pank gắp thẳng có mấu size 16cm là dụng cụ được dùng trong ngành y tế và cả đời sống thường ngày, thiết kế đầu gắp có răng giúp cố định bông gòn, băng gạc chắn chắn hơn, hỗ trợ quá trình xử lý vết mổ, vết khâu thuận tiện hơn. Được làm từ chất liệu thép inox không gỉ từ Pakistan, đạt chuẩn chứng nhận trong ngành y tế, có thể hấp vô trùng nhiều lần nên đảm bảo an toàn khi sử dụng trong quá trình cắt chỉ vết khâu của người bệnh.

Những nguyên tắc khi cắt chỉ vết thương

Vô trùng

Tất cả các quy trình trong y tế đều yêu cầu phải đảm bảo vô trùng, tạo môi trường an toàn khi chữa bệnh, tránh được nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Khi thực hiện cắt chỉ, bác sĩ luôn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc này, sát khuẩn tay, sát khuẩn dụng cụ cắt chỉ, đeo găng tay chuẩn quy định và lưu ý khi đã đeo găng tay, người thực hiện cắt chỉ nên tránh cạm vào các dụng cụ khác ngoại trừ các dụng cụ y tế vô trùng được sử dụng trong quá trình tháo chỉ.

Không để chỉ chui xuống phía dưới da

Một yêu cầu khác khi tiến hành cắt chỉ vết thương cần phải đảm bảo chính là không để chỉ thừa chui xuống dưới da. Nếu vẫn còn chỉ thừa trong da, nó sẽ được xem như là một dị vật. Các mô xơ sợi của da sẽ bám vào đoạn chỉ, hình thành nên vết sẹo lồi hoặc sẹo chai. Đặc biệt, đối với những trường hợp người có làn da nhạy cảm, nó có thể gây mưng mủ, sưng viêm ở vùng da đó. Sau khi cắt chỉ, bác sĩ thường đặt các mối chỉ lên gạc trắng để kiểm tra xem đã loại bỏ hoàn toàn các mối chỉ hay chưa.

Sẹo sau cắt chỉ
Sẹo sau cắt chỉ

Hạn chế tối đa cơn đau cho bệnh nhân

Các thao tác trong quá trình cắt chỉ vết khâu cần được thực hiện chuẩn xác và nhẹ nhàng, không tác động đến vết thương hoặc các vùng da xung quanh để hạn chế các cơn đau đến mức thấp nhất cho người bệnh.

Cắt chỉ vết thương nếu được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc y tế và đúng thời điểm thì sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân. Người bệnh cần chủ động liên hệ, xác nhận thời gian cắt chỉ với bác sĩ để tránh nguy cơ để lại sẹo và giúp vết thương nhanh lành hơn.

3. Đặt xông tiểu, xông dạ dày

 Thế nào là đặt ống thông tiểu?

Thủ thuật đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài

Thủ thuật đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật đặt một loại ống mềm vào trong bàng quang thông qua ống thông niệu đạo hoặc một lỗ nhỏ được tạo ra ở ống dẫn lưu bàng quang nhằm làm rỗng bàng quang và thu nước tiểu vào một túi thoát nước để đưa ra ngoài cơ thể.

Chỉ định đặt ống thông tiểu

Thủ thuật đặt ống thông tiểu thường được dùng để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau phẫu thuật hoặc để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Thủ thuật này được chỉ định với những trường hợp:

– Ống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt hoặc sẹo.

– Suy yếu bàng quang hoặc bí tiểu do tổn thương dây thần kinh.

– Dẫn lưu bàng quang trong lúc sinh với những trường hợp gây tê ngoài màng cứng.

– Dẫn lưu bàng quang đối với trong hoặc sau phẫu thuật một số bệnh lý.

– Đưa thuốc vào trực tiếp bàng quang.

– Điều trị chứng tiểu không kiểm soát khi đã áp dụng những cách khác không hiệu quả.

Việc đặt ống thông tiểu có thể sẽ chỉ là tạm thời và khi bàng quang rỗng nó sẽ được lấy ra. Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể được chỉ định đặt ống thông tiểu cố định nhiều tuần hoặc nhiều ngày.

-Chống chỉ định đặt ống thông tiểu

Chống chỉ định đặt ống thông tiểu với những trường hợp sau:

– Chấn thương làm dập hoặc rách niệu đạo.

– Niệu đạo bị hẹp.

– Bị nhiễm khuẩn niệu đạo.

– Tuyến tiền liệt bị chấn thương.

– Đối với phụ nữ có thai, tuyệt đối không dùng ống thông cứng bằng kim loại.

Những điều cần lưu ý sau khi đặt ống thông tiểu

– Điều gì có thể xảy ra?

Thời gian đặt ống thông tiểu càng dài thì càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có đường xâm nhập vào trong cơ thể. Hậu quả của tình trạng ấy chính là nhiễm trùng ở một số bộ phận như: niệu đạo, thận, bàng quang,… Các loại nhiễm trùng này được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thủ thuật đặt ống thông tiểu thường được dùng để dẫn lưu bàng quang trong một số loại phẫu thuật bệnh lý 

Thủ thuật đặt ống thông tiểu thường được dùng để dẫn lưu bàng quang trong một số loại phẫu thuật bệnh lý

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu thường có triệu chứng:

– Đau ở xung quanh háng hoặc bụng dưới.

– Ớn lạnh, sốt.

– Cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, thủ thuật này đôi khi cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác như tổn thương niệu đạo, ống thông bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ, co thắt bàng quang,…

Một số rủi ro khác cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn, gồm:

– Quá trình đưa ống thông vào gây chấn thương niệu đạo.

– Dùng ống thông nhiều lần gây ra mô sẹo khiến cho niệu đạo bị hẹp.

– Đặt ống thông không đúng cách làm chấn thương bàng quang.

– Dùng ống thông tiểu trong nhiều năm có thể làm phát triển sỏi bàng quang.

Chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu như thế nào?

Bệnh nhân được đặt ống thông tiểu khi xuất viện nên hỏi bác sĩ về thời điểm an toàn để có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày như: bơi lội, tập thể dục, đi làm, quan hệ tình dục,… Những trường hợp phải đặt ống thông tiểu trong thời gian dài thì trước khi bệnh nhân xuất viện, người chăm sóc cần hỏi bác sĩ để biết chính xác cách tháo lắp, thay thế và các vấn đề liên quan đến chăm sóc bệnh nhân có ống thông tiểu.

Trong quá trình chăm sóc ống thông tiểu ở nhà, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý:

– Cần làm rỗng túi nước tiểu trước khi nó bị đầy, tốt nhất nên dùng van đóng mở để nước tiểu được thoát ra ngoài đều đặn trong ngày, tránh tình trạng có quá nhiều nước tiểu tích tụ trong bàng quang.

– Nên dùng một chiếc túi gom nước tiểu có kích thước to hơn vào ban đêm và nên đặt túi ở gần sàn hoặc trên giá đỡ bên cạnh giường để lấy nước tiểu khi người bệnh ngủ.

– Tối thiểu 3 tháng cần phải rút và thay thế ống thông 1 lần.

Khi thay ống thông, người chăm sóc bệnh nhân cần thực hiện đúng thao tác, bảo quản thiết bị đúng chuẩn. Ống thông tiểu chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định đã được bác sĩ chỉ định, tránh để quá dễ dẫn tới nhiễm trùng.

Đặt ống thông tiểu

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc thay ống thông tiểu tại nhà cần liên hệ với nhân viên y tế để được trợ giúp

Với những trường hợp được chỉ định đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, để giảm thiểu rủi ro, người chăm sóc bệnh nhân nên chú ý:

– Hàng ngày cần dùng xà phòng và nước nhẹ nhàng rửa vùng da nơi luồn ống thông vào cho sạch.

– Trước và sau khi chạm tay vào thiết bị đặt ống thông tiểu hãy nhớ dùng xà phòng và nước ấm để rửa sạch tay.

– Đảm bảo uống đủ nước để màu nước tiểu luôn trong hoặc vàng nhạt.

– Tăng cường bổ sung chất xơ qua các loại trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để tránh cho người bệnh không bị táo bón.

– Không để ống thông bị uốn cong hay gấp khúc.

Lưu ý không thể bỏ qua

Khi bệnh nhân được đặt ống thông tiểu tại nhà xuất hiện những triệu chứng sau đây, tốt nhất nên gọi cấp cứu hoặc tìm cách đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế thật sớm:

– Bàng quang bị co thắt thường xuyên hoặc trầm trọng.

– Xung quanh các mép có hiện tượng rò rỉ nước tiểu hoặc bị tắc ống thông.

– Đi tiểu phát hiện có đốm máu trong nước tiểu.

– Đi đại tiện bị ra máu màu đỏ tươi.

– Có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như ớn lạnh, sốt, đau bụng dưới,…

– Rơi ống thông ra ngoài.

– Gặp khó khăn khi thay hay lắp đặt ống thông tiểu

4. Đặt xông dạ dày

Đặt sonde dạ dày được áp dụng phổ biến nhất với bệnh nhân không có khả năng ăn uống. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ống thông dạ dày từ miệng hoặc mũi xuống dạ dày  để truyền thức ăn cho người bệnh. Bên cạnh đó, đặt ống thông dạ dày còn được các bác sĩ dùng để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.

Đặt ống thông dạ dày được thực hiện qua hai đường đó là đặt ống theo đường mũi vào dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất, ít ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng và giao tiếp của bệnh nhân. Còn biện pháp thứ hai đó là đi ống thông qua miệng đến dạ dày, thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.

Kích thước Sonde dạ dày

Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ áp dụng các loại ống thông dạ dày khác nhau. Thường thì trẻ em sẽ sử dụng ống thông có kích thước 5-10mm còn người lớn thì ống thông có kích thước là 10-22mm.

Sonde dạ dày

Sonde dạ dày được thực hiện để đưa thức ăn, dinh dưỡng vào cơ thể bệnh nhân

Đối tượng được chỉ định đặt sonde dạ dày

Đặt ống thông dạ dày thường được áp dụng với các trường hợp sau:

  • Trẻ em nghi ngờ bị lao phổi hoặc các vấn đề hô hấp.
  • Các bệnh nhân bị ung thư dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày.
  • Các trường hợp chướng bụng sau các ca phẫu thuật.
  • Bệnh nhân khó nuốt thức ăn, khó thở khi ăn trong trường hợp bị dạng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân ngộ độc và phải rửa dạ dày.
  • Bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh.

Đối tượng chống chỉ định đặt sonde dạ dày

Các đối tượng không nên sử dụng ống thông dạ dày thường là:

  • Bị áp xe ở thành họng.
  • Bệnh nhân bị tổn thương vùng hàm và mặt.
  • Có bệnh ở thực quản như chít hẹp, phình tĩnh mạch, co thắt, động mạch thực quản.
  • Bệnh nhân bị nghi thủng dạ dày.
  • Bệnh nhân bị tổn thương thực quản như u, ung thư, bỏng thực quản do acid/kiềm mạnh, bệnh nhân teo thực quản.

Mục đích của sonde dạ dày

Đặt ống thông dạ dày sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích sau chính là điểm mấu chốt để bác sĩ sử dụng ống thông dạ dày cho bệnh nhân:

  • Lấy dịch dạ dày để tiện hơn trong khâu chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh đường tiêu hóa.
  • Cung cấp thức ăn để nuôi bệnh nhân không có khả năng ăn uống như hôn mê, bất tỉnh, tiêu hóa không hiệu quả.
  • Giảm áp lực của dịch ứ đọng trong dạ dày sau phẫu thuật. Tránh tình trạng chướng bụng và khó chịu.
  • Bơm rửa và làm sạch dạ dày trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thức ăn hoặc thuốc bảo vệ thực vật.

Gọi ngay để được tư vấn miễn phí 24/24